Giảm giá!

Bật Lửa Cối Tàu Fangyuan 736 Ngày Xưa hàng sưu tầm

Giá gốc là: 90.000₫.Giá hiện tại là: 80.000₫.

Ai sinh ra vào những năm 1990 của thế kỷ 20 (XX) trở về trước chắc rằng không thể không biết về cái bật lửa Bật Lửa Cối Tàu hàng viện trợ từ các nước XHCN như hình còn nguyên vẹn, hình chữ nhật, dẹp làm bằng nhôm, có bánh xe để đá lửa như zippo. Ngày xưa thì dầu lửa hoặc xăng đều chơi được, thích hợp sưu tầm làm kỷ niệm món quà tặng ông bà chú bác.Khi người sử dụng cần châm thuốc hoặc nhen lửa thì thò tay vào túi lấy ra mở nắp dùng ngón tay cái đặt lên bánh xe, bàn tay nắm chặt thân máy và ngón tay cái quẹt mạnh cho bánh xe quay quệt ra tia lửa bắn vào bấc tẩm xăng vậy là có lửa.

phân phối thêm 10 viên đá lửa xám 10.000đ

Còn hàng

Mô tả

Ai sinh ra vào những năm 1990 của thế kỷ 20 (XX) trở về trước chắc rằng không thể không biết về cái bật lửa đốt bằng xăng với bấc gọi là tim đèn.

Bật Lửa Cối Tàu còn có nhiều tên gọi khác tuỳ vùng miền: Máy kẹc,Bích kê,Máy kẹc lạ,Máy đèn,Máy lạ…

Nguyên lý hoạt động chung quy lại thì cũng chỉ duy nhất là cái bật lửa bằng bấc và cháy được cũng nhờ xăng ngấm trong bấc đèn.

CẤU TẠO

Đầu có nắp khi mở nắp sẽ thấy bánh xe răng. Mục đích bánh răng cào vào đá lửa bật ra tia lửa.

Bấc đèn dùng chỉ may gấp nhiều lần dài khoảng 10 cm sau đó xuyên qua lổ có sẵn trên máy kẹc.

Thân Máy kẹc là một hộp hình chữ nhật rỗng ở trong có gắn với ống dẫn đá lửa và lò xo đẩy viên đá lửa lúc nào cũng tiếp xúc với bánh xe răng

Bên trong thân máy kẹc được nhét bông và bức đèn, mục đích để giữ xăng

Nắp hậu cũng giống nắp trên mục đích làm kín buồng bông và xăng còn có tác dụng bảo vệ và làm sạch, an toàn khi sử dụng.

CÁCH DÙNG

Khi người sử dụng cần châm thuốc hoặc nhen lửa thì thò tay vào túi lấy ra mở nắp dùng ngón tay cái đặt lên bánh xe, bàn tay nắm chặt thân máy và ngón tay cái quẹt mạnh cho bánh xe quay quệt ra tia lửa bắn vào bấc tẩm xăng vậy là có lửa.

THỜI BAO CẤP

Không dễ để kiếm ra viên đá lửa nhỏ xiu bằng hạt tấm màu xam xám, chỉ có người nhà làm cán bộ huyện thỉnh thoảng ghé thăm tặng vài viên. Vì họ có tem phiếu kèm theo sổ gạo.

Mỗi dịp tết HTX họp phân phối: gia đình có đàn ông hút thuốc được phân phối 10 viên, gia đình đàn ông không hút thuốc và những gia đình không có đàn ông được phân phối 5 hộp diêm Thống nhất.
Dù có Bật Lửa và Đá Lửa rồi nhưng muốn có lửa phải cần Bông và Xăng.

Thời bấy giờ tìm ra một ít bông nhồi bật lửa là cả một vấn đề. Có ông hàng xóm tui được con gái đi cưới chồng biếu Cha cái Bật Lửa Cối Tàu mới tinh ông không có bông nhồi máy kẹc nên nghĩ ra cách móc áo bông của vợ gác sau sào giống cách chuột gặm, có ông xé cả cái áo ba lổ đã ngã màu cháo lòng để vừa làm bấc vừa thay bông.
Vấn đề bông chưa quan trọng bằng xăng. Ngày đó ai mà quen được mấy chú bộ đội lái xe ít thì chai 3 xị nhiều cả lít cũng sẽ có.Rất nhiều nhiều người không tìm ra nguồn nhiên liệu cho Bật Lửa Cối Tàu thì đổi hộp diêm hoặc cho hàng xóm gọi là làm thân.

Thời trẻ trâu tui thấy bố tui mỗi khi dùng bật lửa không cháy sau khi quẹt một lúc ông thường ra bụi chuối sau nhà làm gì đó một lúc sau vào lại thấy ông xoạch một cái là đã mồi được điếu thuốc loa kèn. Hóa ra chai xăng ông cất ngoài đó.

Ngày xưa thời bao cấp gian khổ đến que diêm còn thiếu thốn huống chi là cái bật lửa.
Phần lớn kinh tế nước ta phụ thuộc vào hàng viện trợ, nhất là của hai nước trong khối XHCN thời đó là Liên xô và Trung quốc.
Một trong những thứ đó là cái bật lửa tàu, có lẽ lúc đó nó phải quý hơn cả Zippo mạ vàng của Mỹ thời bây giờ, nếu tôi nhớ không nhầm là ngày đó người ta còn phải gắp thăm để mua phân phối thì mới được.
Bố tôi cũng có một cái, ông quý nó lắm, cứ mấy ngày lại lôi nó ra một lần để thay bấc rồi đổ chút xăng vào cái bật lửa để dùng.
Mỗi lần như vậy ông lại bật đi bật lại vài lần “xoẹt xoẹt” toé lửa để thử xem có được không và tôi nhìn ông với một sự ngưỡng một như người ngoài hành tinh.
Nhiều khi bật không được vì viên đá lửa đã bị mòn, ông lại lục tục đứng dậy mở cái ngăn kéo lấy ra một cái gói nhỏ xíu được gói bằng tờ lịch và lấy ra một viên đá lửa để thay…
Bố tôi quý nó lắm và là người nghiện thuốc lá nên trước khi đi làm bao giờ ông cũng kiểm tra xem bao thuốc lá Sông cầu và cái bật lửa của ông đã mang theo chưa… Và khi về đến nhà cởi cái áo khoác ra, việc đầu là ông lại trịnh trọng đặt bao thuốc lá và cái bật lửa yêu quý của ông lên bàn…
Nhiều hôm mẹ tôi ở dưới bếp hết diêm để nhóm bếp nấu cơm nên sai tôi lên để mượn ông cái bật lửa, ông miễn cưỡng đưa cho tôi và còn dặn với :Nhóm xong rồi mang lên ngay trả cho bố nhé…
Bởi thế ngày đó người ta mới có câu vè như thế này :
“Bật lửa tàu không dầu cũng cháy
Nửa vòng cũng cháy, cả vòng cháy tay
Bật xong bỏ túi liền tay
Bố vợ nhìn thấy có ngày nẫng ngay
Biết mà không nói thì cay
Nhưng mà nếu nói có ngày cắt cơm…”